Triển khai thực hiện kế hoạch số 56-KH/ĐUK nhằm thực hiện Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (Ủy ban) mở đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng bộ về xây dựng và chỉnh đốn Đảng.
Theo đó, Đảng bộ Ủy ban đã tổ chức đợt sinh hoạt chính trị và đi thực tế tại Hòa Bình trong 2 ngày 18-19/02/2022. Đoàn do đồng chí Vũ Nhữ Thăng, Bí thư Đảng bộ, Phó Chủ tịch phụ trách Ủy ban dẫn đầu, cùng toàn thể đảng viên trong Đảng bộ thực hiện chuyến thăm thực tế Nhà máy in tiền đầu tiên của Việt Nam tại xã Cố Nghĩa, huyện lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình và tổ chức các buổi sinh hoạt chính trị về xây dựng và chỉnh đốn Đảng tại một số địa danh lịch sử trong tỉnh này.
Trong những năm đầu độc lập, nước ta trong tình trạng khó khăn, ngân khố quốc gia gần như trống rỗng. Cùng với việc thành lập Quỹ Độc lập, phát động Tuần lễ vàng, Chính phủ đã quyết định thành lập Cơ quan ấn loát, tức Nhà máy in bạc thuộc Bộ Tài chính để phát hành tờ bạc Việt Nam độc lập. Khi việc phải khẩn trương in tiền trở nên gấp rút, một vấn đề nan giải đặt ra cho chính quyền cách mạng là sử dụng nhà máy in tiền như thế nào, ở đâu. Trong bối cảnh khó khăn đó, ông Đỗ Đình Thiện – một nhà tư sản yêu nước đã bỏ ra cả một gia tài khổng lồ để mua lại toàn bộ nhà in Taupin – một trong hai nhà in lớn và hiện đại nhất lúc đó nằm ở khu Cửa Nam (Hà Nội) của một ông chủ tư sản Pháp để hiến tặng cho cách mạng. Nhờ đó, ta có Nhà máy in tiền sản xuất ra những đồng tiền đầu tiên của nước Việt Nam độc lập phát hành vào đúng dịp Tết Bính Tuất năm 1946 và lưu hành trên toàn quốc.
Tháng 3/1946, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh tin chọn làm nơi sơ tán Nhà máy in tiền về đồn điền Chi Nê của gia đình ông Đỗ Đình Thiện tại Cổ Nghĩa, Lạc Thủy, Hòa Bình. Vì lúc bấy giờ, đồn điền có vị trí chiến lược, có thể xuyên tuyến đường 21 vào Thanh Hóa hoặc ngược lên Tây Bắc. Về kinh tế, đồn điền lúc đó trù phú và dồi dào lương thực, thực phẩm. Có những thời điểm công nhân nhà máy lên đến hơn 100 người, Ban giám đốc nhà máy ở ngay trong đồn điền.
Nhằm phục dựng lại hình ảnh của đồn điền Chi Nê gắn với sự kiện lịch sử Nhà máy in tiền đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đồng thời, tôn vinh những đóng góp của gia đình ông Đỗ Đình Thiện, năm 2010, Nhà nước đã thành lập Khu di tích lịch sử Nhà máy in tiền, tiến hành đầu tư trùng tu, nâng cấp công trình.Tổng diện tích khu di tích rộng 15,5 ha với tổng mức đầu tư khoảng trên 270 tỷ đồng.
Khu di tích gồm 3 điểm di tích: ngôi nhà trung tâm của đồn điền xưa nơi 2 lần được đón Bác Hồ về làm việc và nghỉ lại; Nhà máy in tiền và kho để tiền. Cùng người hướng dẫn viên của Khu di tích, chúng tôi lần lượt đến thăm các điểm di tích. Ngôi nhà trung tâm của đồn điền xưa được xây dựng trên một địa thế đẹp, cao ráo và thoáng đãng. Trước đây là nhà mái bằng gồm 4 phòng: 1 phòng khách, 2 phòng ngủ và 1 phòng ăn, bên dưới là 2 lô nhà hầm, 1 bể chứa nước ngầm. Ngôi nhà đã được xây dựng lại trên nền cũ theo kiểu kiến trúc Pháp như ngày nay nhưng vẫn giữ nguyên phần nhà hầm và bức tường bị tàn phá, gian Bác nghỉ và làm việc như năm 1947. Ngôi nhà được chia làm 6 gian phòng, gian phòng thứ nhất là gian tưởng niệm thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, còn lại 5 gian phòng được trưng bày những hình ảnh giới thiệu về nền tài chính Việt Nam những năm đầu thành lập.
Trong đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng này, Đảng bộ Ủy ban cũng đã tổ chức quán triệt học tập các tài liệu liên quan như:
BBT