English
16/042019
Nguyên nhân gì khiến lãi suất ngân hàng liên tục tăng?

Theo báo cáo kinh tế vĩ mô Quý 1/2019 của Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), nhìn chung, so với cùng kỳ năm 2018, lãi suất liên ngân hàng Quý 1/2019 có xu hướng cao, biên độ dao động hẹp hơn trong khoảng 3,38% (giữa tháng 01) cho tới 5,6% (cuối tháng 02 – trước tết nguyên đán).

Tương tự như Quý 1/2018, lãi suất liên ngân hàng đạt ngưỡng cao nhất Quý tại thời điểm cận tết do nhu cầu vốn vay ngắn hạn tăng cao. Sau mùa cao điểm tới cuối Quý 1/2019, lãi suất chỉ còn 3,32%. Nguyên nhân của sự gia tăng lãi suất là do đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc và biến động nguồn tiền gửi từ các ngân hàng lớn.

Ông Nguyễn Đức Thành (Viện trưởng VEPR) cho hay: “Thông thường, sau dịp nghỉ Tết, lãi suất liên ngân hàng sẽ giảm sâu khoảng 2%, khi thanh khoản của hệ thống dồi dào trở lại. Nhưng trong thời gian gần đây, lãi suất liên ngân hàng thường treo ở mức trên 4% và cuối tháng 3.2019 đang có dấu hiệu tăng mạnh trở lại. Rõ ràng vốn trong hệ thống ngân hàng có sự xáo trộn nhất định, dẫn đến sự thiếu hụt thanh khoản”.

Cũng theo NHNN, tỷ lệ dư nợ trái phiếu doanh nghiệp hiện chỉ chiếm 8,5% GDP, mức rất thấp so với bình quân của các nước trong khu vực là 22%, trong khi tỷ lệ tín dụng trên GDP hiện nay đã là 130%.

Nguyên nhân chính do hệ thống thông tin doanh nghiệp chưa được trình bày theo chuẩn IFRS để thuyết phục nhà đầu tư, chỉ số quản trị công ty thấp, chi phí đánh giá tín nhiệm, giá trị công ty cao.

Trong năm 2019, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14%. Trong đó, tín dụng vẫn sẽ được tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, đảm bảo kiểm soát rủi ro và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Xét đến hết quý 1/2019 tăng trưởng tín dụng cao hơn mức 2,28% (tính đến ngày 25.3.2019) mức thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (2,78%).

Tín dụng chảy vào ngành công nghiệp tăng trưởng nhanh nhất đạt 2,57%, thương mại và dịch vụ đạt 1,97% (so với đầu năm). Đối với nhóm các ngành ưu tiên, xuất khẩu, công nghệ hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt mức tăng trưởng tín dụng cao lần lượt tại 5,4%, 3,44% và 2,79%. Ngành nông nghiệp, nông thôn mặc dù có tăng trưởng tín dụng nhưng tỷ trọng dư nợ lớn, tăng 2% so với Quý 4/2018.

Thương mại, dịch vụ là ngành có dư nợ tín dụng cao nhất trong các nhóm ngành kinh tế ở mức 61,21%.

Trong Quý 1, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán có phần giảm sút so với năm trước chỉ 2,54% (so với 3,23% năm 2018).

Huy động vốn của các tổ chức tín dụng cũng chỉ tăng 1,72% (thấp hơn so với mức 2,43% năm 2017 và 2,2% năm 2018).

Nguồn: Báo Lao động/CafeF.vn