English
14/122020
2 kịch bản kinh tế Việt Nam: Tăng tốc nhờ xuất khẩu hay giảm tốc do tắc nghẽn thương mại?

Mới đây, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản (JCER) đã công bố báo cáo thường niên lần thứ 6 với tiêu đề: “Châu Á trong đại dịch Covid-19: Những quốc gia nào đang trỗi dậy?”, đánh giá tác động của dịch bệnh Covid-19 đối với 15 nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương đến năm 2035.

Theo đó, báo cáo đưa ra hai kịch bản chính cho nền kinh tế. Kịch bản đầu tiên được gọi là kịch bản tiêu chuẩn, coi đại dịch chỉ là một sự kiện thoáng qua như động đất hay các thảm họa tự nhiên khác. Kịch bản thứ hai mang tính chất “trầm trọng hơn” khi dịch bệnh phá vỡ các xu hướng cấu trúc như toàn cầu hoá, đô thị hóa hay đổi mới.

“Đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều quốc gia đối mặt với các cuộc suy thoái sâu trong năm 2020. Song, không phải tất cả các quốc gia đều bị ảnh hưởng ở mức độ như nhau. Sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng hiện tại sẽ tạo ra sự khác biệt đáng kể đối với quy mô kinh tế các quốc gia này trong 15 năm tới”, báo cáo cho biết.

Báo Nhật chỉ ra 2 kịch bản kinh tế Việt Nam: Tăng tốc nhờ xuất khẩu hay giảm tốc do tắc nghẽn thương mại? - Ảnh 1.

Trong năm 2020, chỉ có Trung Quốc và Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng GDP dương. Trong khi đó, GDP Ấn Độ ước tính giảm hơn 10%; Philippines giảm hơn 8%; Thái Lan, Canada, Malaysia và Singapore ước tính giảm hơn 6%.

Kịch bản đầu tiên của JCER giả định rằng trong 4 đến 5 năm nữa, các biến số kinh tế quan trọng sẽ quay trở lại ở mức trước đại dịch Covid-19. Bất chấp sự suy thoái kinh tế của Trung Quốc trong những năm vừa qua, nền kinh tế quốc gia này vẫn được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức khoảng 3% vào năm 2035. Tại Mỹ, ước tính con số này sẽ đạt khoảng 1% trong năm 2035.

Mô hình dự báo của JCER dựa trên đầu vào lao động, đầu vào vốn và năng suất lao động để dự báo GDP. Theo đó, năng suất chủ yếu được xác định bởi tỷ lệ đô thị hoá, chi tiêu cho R&D (nghiên cứu và phát triển) và mức độ mở của thương mại. Từ đó, trung tâm đã đưa ra một kịch bản mang tính chất “trầm trọng hơn” do hậu quả nghiêm trọng hơn của đại dịch Covid-19.

Theo kịch bản này, Mỹ, Canada, Ấn Độ, Philippines và Indonesia là các nước chịu thiệt hại lớn nhất do dịch bệnh. Trong đó, Ấn Độ, Philippines và Indonesia là các nền kinh tế phụ thuộc lớn vào số lượng công dân làm việc ở nước ngoài và gửi tiền về nước.

Bên cạnh đó, tỷ lệ đô thị hóa cũng thấp hơn so với kịch bản thứ nhất do “sự chậm lại trong thương mại toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến mức độ mở cửa thương mại của mỗi quốc gia, và dòng lao động nhập cư cũng sẽ bị tác động”.

Mặc khác, kịch bản này giả định rằng kinh tế số sẽ tiếp tục tăng tốc và chi tiêu cho R&D trên thực tế sẽ cao hơn so với kịch bản đầu tiên, ngoại trừ năm quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Tốc độ tăng trưởng của Hoa Kỳ, Việt Nam, Singapore và các quốc gia khác vào năm 2035 sẽ thấp hơn đáng kể so với kịch bản tiêu chuẩn, phần lớn là do tắc nghẽn thương mại. Thêm vào đó, quy mô kinh tế của Việt Nam vào năm 2035 vẫn sẽ nhỏ hơn Đài Loan (Trung Quốc). Tốc độ tăng trưởng ở Nhật Bản và Úc cũng sẽ tăng lên nhờ đầu tư vào R&D.

Nguồn: Nikkei/CafeF.vn