Các công ty Việt Nam đã chuyển sang bán trái phiếu, thay vì cổ phiếu để tăng vốn khi căng thẳng thương mại gây ra biến động trên thị trường chứng khoán.
Theo công ty SSI, các công ty Việt Nam đã huy động được khoảng 117 nghìn tỷ VND (5 tỷ USD) từ việc bán trái phiếu trong 8 tháng đầu năm nay, với quy mô chiếm khoảng 11% nền kinh tế (trong năm 2018 là 8,6%). Lượng vốn huy động thông qua cổ phiếu chỉ đạt 45,1 triệu USD trong giai đoạn này, chỉ bằng 6,4% giá trị của một năm trước đó, dữ liệu được biên soạn bởi Bloomberg.
Bà Hoàng Việt Phương, Giám đốc Phân tích và Tư vấn đầu tư khách hàng của SSI đánh giá, nhu cầu đối với tài sản rủi ro đã giảm, do sự bất ổn của thị trường chứng khoán (một phần vì căng thẳng thương mại). Vì vậy, một số công ty đã quyết định tìm đến thị trường trái phiếu để tăng vốn. Gần đây, thị trường trái phiếu doanh nghiệp khá sôi động.
Sự phụ thuộc lớn vào xuất khẩu, với các chuyến hàng đến Mỹ trị giá tương đương 20% GDP trong năm 2018, và gần 26% trong nửa đầu năm 2019, khiến Việt Nam dễ bị ảnh hưởng bởi xu hướng bảo hộ.
Các cuộc đấu giá vốn cổ phần của Việt Nam, với mục tiêu tăng khoảng 186 triệu USD, đã bị hủy bỏ trong năm nay, theo dữ liệu được biên soạn bởi Bloomberg.
VN-Index giảm 3,1% trong quý II, đà giảm theo quý mạnh nhất trong 3 tháng của năm 2018, khi nhà đầu tư lo ngại việc nắm giữ cổ phiếu trong bối cảnh chiến tranh thương mại leo thang. Rổ chỉ số MSCI Asia Pacific chỉ tăng 0,2% trong quý II, diễn biến tệ nhất trong 3 tháng kể từ cuối năm ngoái.
Ngoài ra, giá trị giao dịch tại thị trường chứng khoán Việt Nam cũng giảm. Giá trị trung bình của cổ phiếu giao dịch trao tay tại HOSE tính đến 3/9 đạt 172 triệu USD, giảm 29% so với năm ngoái, theo dữ liệu của Bloomberg.
“Các công ty được công nhận doanh thu ít hơn hàng ngày trên thị trường vốn cổ phần, và họ đang chờ đợi sự phục hồi để phát hành thêm cổ phiếu”, Patrick Mitchell của Công ty Chứng khoán ACB đánh giá.
Nguồn: Trí thức trẻ/Bloomberg