English
13/062023
Cần “chấm dứt” sở hữu chéo, thay vì chỉ “hạn chế”

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định cần “chấm dứt” sở hữu chéo, thay vì chỉ “hạn chế” tình trạng này.  Ngày 10/6, tại phiên thảo luận về Luật các TCTD của Quốc hội, nhiều đại biểu cho rằng việc  giảm tỷ lệ cổ phần, cấp hạn mức tín dụng trong dự thảo  luật TCTD mới chỉ mang tính kỹ thuật, chưa thật sự hiệu quả trong việc ngăn chặn sở hữu chéo, cho vay tập trung vào một nhóm lợi ích. Theo đó, nhiều đại biểu đề xuất một số nội dung như sau:

–  Cần bổ sung thêm quy định, tăng cường vai trò của  NHNN  nhằm hạn chế hành vi lạm quyền cổ đông lớn, quyền quản trị điều hành để thao túng hoạt động của tổ chức tín dụng.

–  Cần nghiên cứu, đề xuất thêm biện pháp, giải pháp để quản lý, kiểm soát việc lách luật, sử dụng nhiều cá nhân pháp nhân khác đứng tên cổ phần tạo nhóm cổ đông lớn để điều hành tổ chức tín dụng.

–  Cần thiết phải đặt lại mô hình giám sát, thanh tra tài chính liên quan đến ngân hàng, theo mô hình độc lập, thậm chí quy định thành chương riêng. Thao khảo và tuân thủ các thông lệ quốc tế phù hợp với đặc thù của  Việt Nam. Đề cập vai trò của tổ chức giám sát thận trọng khác ngoài NHNN.

–  Một số quy định về cơ chế giám sát, can thiệp sớm và thẩm quyền của các cơ quan quản lý như Ngân hàng Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước cần được cụ thể và gắn trách nhiệm hơn.

–  Làm rõ nguyên nhân sở hữu chéo xuất phát từ quy định pháp luật hay do tổ chức thực hiện.

–  Cần có quy định, thiết chế xử phạt nghiêm khắc hơn đối với hành vi sở hữu chéo ngân hàng.

Để hạn chế tình trạng này, đại diện NHNN cho rằng  cần  có sự phối hợp, tổ chức thực hiện, đồng thời cần nhiều công cụ, giải pháp đồng bộ từ nhiều cơ quan khác nhau.  Bên  cạnh  đó,  việc  minh  bạch  hoá  cơ  sở  dữ  liệu  dân  cư  hiện  nay  có  thể  giúp minh bạch hoá giao  dịch của cổ đông, hoạt động của doanh nghip, từ đó hạn chế tình trạng sở hữu chéo.

Chính phủ chỉ đạo NHNN tập trung rà soát toàn bộ văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của ngành ngân hàng để hạn chế tối đa tình trạng sở hữu chéo. Cụ thể:

–  Hoàn thiện  cơ chế chính sách, rà soát lại tất cả các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của ngành ngân hàng.

–  Tăng cường các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát, các cơ quan này phải động lập, hoạt động hiệu quả.

–  Hệ thống kiểm soát nội bộ, các cơ quan kiểm soát của ngành ngân hàng là cánh tay nối dài của NHNN để phát hiện sớm các hành vi lệch chuẩn và xử

lý nội bộ.

–  Cần xử lý nghiêm, công khai, minh bạch nếu phát hiện ra hành vi sở hữu chéo trong ngân hàng./.

GSTH