Thực sự rằng
Trung Quốc chưa bao giờ trải qua cơn khủng hoảng, hoảng loạn kiểu phố Wall năm 2008. Cuộc khủng hoảng mà Trung Quốc phải đương đầu khác tất cả các cuộc khủng hoảng khác, theo bài báo mới đây được Bloomberg đăng tải.
Thay cho một cú sốc gây sụp đổ các ngân hàng và cướp đi việc làm, cuộc khủng hoảng phiên bản Trung Quốc kéo dài, dai dẳng, diễn biến chậm đến nỗi thậm chí người ta khó mà nhận ra được nó. Số tiền và những tác hại mà Trung Quốc phải chịu đựng thậm chí giống như, hoặc tồi tệ hơn so với các cuộc khủng hoảng mà chúng ta có thể nghĩ đến.
Vài năm trước đây, một số nhà quan sát tình hình Trung Quốc, trong đó có cả tác giả bài viết này, dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ sụp đổ kiểu như cuộc khủng hoảng năm 2008 tại
Mỹ. Tất cả những dấu hiệu phát đi đều đáng lo ngại: bong bóng bất động sản, năng lực sản xuất các ngành thừa thãi, từ ngành thép cho đến sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời; đáng lo ngại nhất chính là việc nợ nần tăng cao.
Tổng nợ tính tương đương với tổng GDP ước khoảng 253% GDP ở thời điểm giữa năm 2018, trong khi một thập kỷ trước đó, tỷ lệ này ở mức 140% GDP, theo số liệu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS).
Từ thập niên 1990 cho đến nay, chưa bao giờ có nền kinh tế mới nổi nào có quy mô nợ lớn đến như vậy mà lại tránh được sự hỗn loạn tài chính. Nếu tranh được khủng hoảng nợ, hẳn Trung Quốc sẽ đi ngược lại lịch sử.
Chúng ta không ngừng chờ đợi khoảnh khắc kiểu Lehman Brothers tại Trung Quốc và chờ đợi thêm nhiều hậu quả nữa. Cuối cùng, mọi chuyện chẳng bao giờ đến. Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng thực ra những cái chúng ta tưởng tượng sẽ không thể xảy ra, bởi Trung Quốc “quá lớn để sụp đổ”.
Chính phủ Trung Quốc, theo khẳng định của quan điểm mới, có quá nhiều tầng kiểm soát với các ngân hàng, doanh nghiệp lớn, dòng vốn – yếu tố kiểm soát đủ mạnh để có thể ngăn được cuộc khủng hoảng mà một nền kinh tế tự do không thể tránh được.
Năm 2015, người ta từng chú ý nhiều đến Trung Quốc khi mà bong bóng chứng khoán vỡ, nguyên nhân chính do tín dụng và cơ chế quan liêu. Tiền chảy ra khỏi đất nước, đồng nhân dân tệ đi xuống. Điều từng khiến nhiều thị trường mới nổi khác sụp đổ lại không thể tác động quá nhiều đến Trung Quốc. Chính phủ cứu thị trường chứng khoán và ngăn chặn dòng vốn ra ngoài. Khủng hoảng được ngăn chặn.
Cách tiếp cận trên có thể coi như đai diện cho chiến lược giải quyết vấn đề nợ nần tại Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc, vốn vô cùng lo lắng về ổn định tài chính, đã không cho phép quả bom nợ phát nổ. Tuy nhiên cuộc khoảng hoảng với những đặc tính thuần Trung Quốc vẫn gây nhiều tác hại lên kinh tế Trung Quốc.
Giống như bất kỳ cuộc khủng hoảng nợ nào khác, sức khỏe của các ngân hàng Trung Quốc bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Dù nợ xấu chính thức lên mức cao nhất trong 1 thập kỷ ở thời điểm cuối năm 2018, nó vẫn tương đương ít hơn 2% so với tổng nợ, theo chính phủ Trung Quốc. Và chẳng mấy ai tin số liệu này.
Chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại Autonomous Research đồng thời là một trong những chuyên gia hàng đầu về các vấn đề Trung Quốc, bà Charlene Chu, ước tính rằng khoảng 24% tổng các khoản nợ đã trở thành nợ xấu. Tỷ lệ này cao, thế nhưng trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, nợ xấu tại nhiều nền kinh tế như Indonesia, Hàn Quốc hay Thái Lan lên mức tương đương 30% tổng nợ.
Cũng giống như trong các cuộc khủng hoảng, quy mô nợ thực sự của nợ và thiệt hại cao hơn dự báo của bất kỳ ai. Chỉ riêng trong một nghiên cứu công bố vào tháng 10/2018, tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings nhấn mạnh rằng mức độ nợ chính phủ Trung Quốc vẫn là điều bí ẩn, bởi phần lớn nợ bị ẩn khỏi bảng cân đối kế toán.
Nợ chìm kiểu đó có thể cao hơn gấp nhiều lần mức công bố thực tế, ước tính đến khoảng 6 nghìn tỷ USD. S&P gọi đó là một tảng băng nợ với nhiều rủi ro tín dụng cực kỳ lớn. Chính quyền các địa phương đã bơm nhiều tiền vào phát triển cơ sở hạ tầng, thế nhưng khi mà nợ quá cao như vậy, vai trò đó cũng đến giới hạn.
Nguồn: bizlive.vn