English
29/072019
Kiều hối và Việt kiều tác động ra sao đến nền kinh tế?

Theo thống kê từ Bộ dữ liệu Điều tra mức sống hộ gia đình (VHLSS) hoảng 7% đến 8% hộ gia đình ở Việt Nam nhận kiều hối từ nước ngoài. Trên thực tế, dòng chuyển tiền quốc tế cao hơn so với hỗ trợ phát triển từ nước ngoài, trong đó Việt Nam cũng nằm trong top 10 nước nhận hàng đầu.

Trong những năm qua, kiều hối đã thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong những năm 1980, chúng chủ yếu xuất hiện dưới dạng hàng hóa vật chất được gửi từ nước ngoài có thể trao đổi trên thị trường chợ đen. Kể từ giữa những năm 1990, ngày càng có nhiều sự chuyển đổi sang các kênh chuyển tiền chính thức hơn như ngân hàng, Western Union và MoneyGram – mặc dù đây chỉ là các kênh không chính thức, bao gồm các dịch vụ chuyển phát theo kiểu tín nhiệm.

Bên cạnh đó, các dạng trợ cấp tài chính khác từ cộng đồng người di cư cũng đã tăng lên. Ví dụ như kiều hối tập thể dưới hình thức quyên góp từ thiện, tôn giáo hoặc nhân đạo. Ngoài ra còn có kiều hối đầu tư – tức là người Việt trở về khởi nghiệp, cũng một chất xúc tác quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Cuối cùng, có những lợi ích xã hội khác mà người Việt ở nước ngoài mang lại, là chất xám, là ý tưởng và kiến ​​thức mà người di cư mang theo khi trở về lập nghiệp.

Ngày nay, ngày càng có nhiều Việt Kiều trở về nước làm việc, sinh sống và nghỉ hưu – ước tính hơn nửa triệu người mỗi năm. Ngoài ra kiều hối còn có tính mùa vụ rất lớn (ví dụ người đi lao động nước ngoài thường gửi tiền về dịp Tết).

Kiều hối đã được chính phủ Việt Nam khuyến khích tích cực và mang tính biểu tượng, đáng chú ý là từ năm 2004 khi Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị được thông qua, khẳng định Việt kiều là một bộ phận không thể tách rời của quốc gia, sau đó là Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi năm 2008 cho phép người Việt Nam ở nước ngoài giữ hai quyền công dân.

Các công nghệ mới – cả đơn giản và phức tạp – và sự gia tăng của người Việt Nam trong lĩnh vực tài chính chính thức cũng đang khuyến khích dòng kiều hối về Việt Nam.

Chẳng hạn, khả năng mở rộng của mạng lưới ATM có thể giúp chuyển tiền dễ dàng hơn, mặc dù tỷ lệ dân số có tài khoản ngân hàng chính thức vẫn còn tương đối thấp, cũng như hầu hết các quốc gia trong khu vực.

Tuy nhiên, Việt Nam đang thúc đẩy mobile money, cho phép những người không có tài khoản ngân hàng sử dụng điện thoại của họ để lưu trữ và chuyển tiền, có khả năng tăng khả năng tiếp cận tài chính cho người nghèo và giảm chi phí giao dịch.

Một số ATM cũng đã cho phép gửi tiền mặt và sau đó được gửi đến số điện thoại di động dưới dạng tín dụng.

Tuy nhiên, vẫn chưa có cách nào để rút tiền tín dụng di động ở Việt Nam mà không cần có tài khoản ngân hàng – nếu có, điều này sẽ mở ra một kênh chuyển tiền nội địa hoàn toàn mới. Dịch vụ mobile money đòi hỏi sự chấp thuận và hợp tác pháp lý giữa các ngân hàng và nhà khai thác viễn thông.

Kiều hối về Việt Nam thường được sử dụng để chi trả cho y tế chăm sóc sức khỏe, nhà ở và giáo dục và để hỗ trợ các hoạt động từ thiện, nhân đạo và tôn giáo, hoặc được sử dụng cho đầu tư kinh doanh và để đạt được các kỹ năng liên quan đến mục tiêu di cư ra nước ngoài, chẳng hạn như học tiếng Anh và đào tạo kỹ năng để trở thành một thợ làm móng – một hình thức lao động phổ biến của những người nhập cư Việt Nam ở nước ngoài.

Nguồn: Trí thức trẻ/South China Morning Post