Trong thập kỷ tới, thực tế, một vài quốc gia sẽ bắt đầu gặp phải những vấn đề nhân khẩu học mà Trung Quốc và phương Tây đang gặp phải, và thế giới sẽ cần một phép màu trong năng suất, để bù đắp các hiệu ứng tiêu cực đó.
Bắt đầu một thập kỷ mới, nhiều nhà phân tích tập trung vào sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu. Tăng trưởng GDP trong thập kỷ này rất có thể sẽ thấp hơn so với thập kỷ trước. Trong giai đoạn trước, năng suất đã được cải thiện rất lớn ở phương Tây và Trung Quốc, cùng với sự tăng tốc bền vững ở Ấn Độ và các nền kinh tế lớn nhất châu Phi.
Vì chưa có dữ liệu quý IV năm 2019, các nhà kinh tế hiện vẫn chưa thể tính chính xác được mức tăng trưởng GDP toàn cầu trong thập kỷ 2010-2019. Tuy nhiên, nó có khả năng rơi vào khoảng 3,5% mỗi năm, tương tự như tốc độ tăng trưởng trong những năm 2000, và cao hơn mức tăng trưởng 3,3% của những năm 1980 và 1990. Hiệu suất cao hơn một chút trong hai thập kỷ qua chủ yếu là do Trung Quốc, còn Ấn Độ chỉ đóng vai trò khiêm tốn.
Tăng trưởng trung bình hàng năm 3,5% trong giai đoạn 2010-2019 có nghĩa là nhiều quốc gia đã không còn tiềm năng. Về lý thuyết, GDP toàn cầu có thể đã tăng hơn 4%, được đánh giá bởi hai động lực chính của tăng trưởng: quy mô của lực lượng lao động và năng suất. Trên thực tế, những năm 2010-2019 có thể là thập kỷ mạnh nhất của nửa đầu thế kỷ này, nhưng mọi thứ đã được như kỳ vọng. Liên minh châu Âu trải qua một thời kỳ yếu kém đáng thất vọng, và Brazil và Nga từng tăng trưởng ít hơn nhiều so với thập kỷ trước.
Triển vọng trong những thập kỷ tới không quá lớn. Tăng trưởng lực lượng lao động của Trung Quốc hiện đang đạt đỉnh, dân số Nhật Bản, Đức, Ý và các quốc gia quan trọng khác đang già đi và suy giảm. Đúng vậy, một số quốc gia và khu vực có dân số trẻ hơn đang có cơ hội để bắt kịp; nhưng họ buộc phải thực hiện một số phát triển tích cực.
Ví dụ, với nhân khẩu học của EU, sẽ có một sự cải thiện đáng kể về năng suất để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng GDP. Nhiều chính sách tài khóa mở rộng ở nhiều quốc gia, có thể bao gồm cả nước Đức sẽ tạo ra sự tăng tốc tạm thời trong năm nay và có lẽ đến năm 2021. Nhưng thật khó để thấy một sự tăng trưởng theo hướng kích thích tài khóa có thể được duy trì lâu dài. Nnếu không có các biện pháp nâng cao năng suất hiệu quả, tiềm năng tăng trưởng của EU sẽ vẫn suy giảm.
Về phần mình, Vương quốc Anh có thể đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong thập kỷ này, nhưng nó cũng có thể bị chậm lại, tùy thuộc vào cách họ đối phó với Brexit và hậu quả của nó. Trong mọi trường hợp, ảnh hưởng của đất nước này đối với GDP toàn cầu có thể sẽ khiêm tốn.
Ở Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng GDP có khả năng giảm rất cao, do vấn đề nhân khẩu học. Rõ ràng là vào những năm cuối của thập kỷ vừa qua, Trung Quốc sẽ cảm thấy những tác động hạn chế tăng trưởng của khi lực lượng lao động đã đến điểm tới hạn. Theo đó, ước tính rằng tăng trưởng GDP thực tế (được điều chỉnh theo lạm phát) trong những năm 2020 sẽ vào khoảng 4,5-5,5%. Để đạt được sự tăng trưởng trên phạm vi đó sẽ đòi hỏi một sự gia tăng đáng kể về năng suất. Trong bối cảnh các khoản đầu tư của Trung Quốc vào công nghệ gia tăng và người dân chuyển sang tiêu dùng nội địa nhiều hơn, năng suất chắc chắn có thể cải thiện. Nhưng liệu điều đó có đủ để vượt qua những thách thức quan trọng khác của Trung Quốc hay không vẫn còn chưa biết chắc.
Sau đó là Hoa Kỳ, nơi tiềm năng tăng trưởng hàng năm dường như chỉ còn hơn 2%. Nếu không có thêm kích thích tài khóa và tiếp tục vô thời hạn các chính sách tiền tệ, thật khó để thấy Mỹ có thể vượt quá tỷ lệ 2% này như thế nào. Hơn nữa, đã hơn một thập kỷ kể từ khi Mỹ trải qua suy thoái gần nhất. Nếu suy thoái xảy ra trong những tháng hoặc năm tới, Mỹ thậm chí còn khó để để đạt được tiềm năng tăng trưởng trong những năm 2020 hơn.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là các nền kinh tế vẫn còn nhỏ, với tiềm năng tăng trưởng to lớn. Trong khi các quốc gia như Indonesia (và có lẽ cả Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ) đang trở nên quan trọng hơn trong đánh giá GDP toàn cầu, thì Ấn Độ hứa hẹn sẽ có ảnh hưởng lớn nhất trong những năm 2020 và hơn thế nữa.
Chính phủ Ấn Độ đã áp dụng kết hợp đúng các cải cách tăng trưởng, họ có thể dễ dàng đạt được mức tăng trưởng hàng năm trong khoảng 8-10%. Và, bởi vì Ấn Độ đã gần trở thành nền kinh tế lớn thứ năm của thế giới, điều đó sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng GDP toàn cầu.
Về phần Việt Nam, trong năm 2019, IMF đã đánh giá Việt Nam nằm trong 20 nền kinh tế có tác động lớn nhất đến tăng trưởng toàn cầu 2019, nhưng sẽ rời khỏi Top 20 năm 2024
Không có nền kinh tế châu Phi nào đủ lớn để một mình ảnh hưởng đến GDP toàn cầu. Nhưng, với tư cách là một khu vực, GDP của cả châu Phi sẽ gần ngang với Ấn Độ, điều đó có nghĩa là nếu các nền kinh tế lớn của châu Phi có thể đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ, các tác động sẽ được cảm nhận rộng hơn rõ rệt hơn. Sự trỗi dậy của châu Phi là điều tất cả đều mong muốn.
Nguồn: Trí thức trẻ