Trong gần ba thập kỷ, chuỗi cung ứng toàn cầu đã là động lực thầm lặng của toàn cầu hóa kinh tế. Từ năm 1990 đến 2008, các chuỗi sản xuất đã thúc đẩy mở rộng thương mại nhanh chóng, tạo ra tới 60-70% mức tăng trưởng. Tuy nhiên, hơn một thập kỷ sau, các chuỗi cung ứng này đã bị đình trệ – và có thể ở một số khu vực sẽ đi vào suy thoái.
Sự căng thẳng đối với chuỗi cung ứng toàn cầu phần nào phản ánh sự thay đổi của nhiều Chính phủ đối với các chính sách bảo hộ, kể từ khi nền kinh tế thế giới mở cửa lên đến đỉnh điểm vào năm 2011. Và bây giờ, đại dịch đang gây ra suy thoái sốc cung. Sự bất ổn có thể làm chậm việc mở rộng chuỗi giá trị toàn cầu ít nhất 35%.
“Thật vậy, thương mại thế giới không còn tăng trưởng nhanh hơn GDP thế giới” – Project Syndicate nhận định. Nếu điều này tiếp tục, các công ty sẽ định hình lại hệ thống sản xuất từ châu Á và các nơi khác. Vì thế, có thể phần tăng trưởng thương mại được tạo ra đang không tập trung vào đúng lĩnh vực tạo ra nhiều giá trị cho nền kinh tế toàn cầu.
Rõ ràng rằng việc thu hẹp sản xuất tại các công ty trên toàn thế giới sẽ tạo ra suy thoái. Dự báo triển vọng cho năm tới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, OECD và các tổ chức quốc tế khác đã giả định rằng nền kinh tế có sự phục hồi hình chữ V. Nhưng kịch bản này chỉ đạt được khi có sự phục hồi nhanh chóng của các chuỗi giá trị toàn cầu, giống như sau cuộc Đại suy thoái 2008-2010. Cuộc Đại suy thoái này bắt nguồn từ hệ thống tài chính, chứ không phải nền kinh tế thực trên toàn thế giới.
Trong suy thoái kinh tế thực, ban đầu, các nhà cung cấp bị ảnh hưởng bởi việc giãn cách xã hội. Các công ty sử dụng đầu vào của các nhà cung cấp này bị thiệt hại đáng kể, mà chuyển sang nhà cung cấp khác là tốn kém và mất thời gian. Chuỗi cung ứng sẽ sụp đổ theo hiệu ứng Domino.
Trong những trường hợp như vậy, lựa chọn duy nhất cho các nhà hoạch định chính sách là thúc đẩy tăng trưởng trong các lĩnh vực cụ thể – những lĩnh vực tạo ra giá trị gia tăng cao nhất. Tại Đức, Volkswagen và các công ty khác đã xin trợ cấp của chính phủ để kích cầu ngành công nghiệp ô tô, tương tự như gói đã được ban hành năm 2009, nhưng chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel đã quyết định không theo đuổi chính sách như vậy.
Quyết định này có thực sự sáng suốt? Các mô hình vĩ mô mới của đại dịch cho thấy rằng: kích thích đặc thù theo ngành có thể tạo ra hiệu ứng tài khóa lớn nhất trên mỗi USD được chi tiêu.
Giả sử, một nền kinh tế bị đóng cửa một nửa diện tích hoàn toàn, nửa còn lại vẫn hoạt động, như trong một đại dịch, sẽ tốt hơn việc tất cả các hoạt động kinh tế, các ngành kinh tế đều thiệt hại 50%, như trong một cuộc khủng hoảng. Trong một đại dịch, mối quan hệ của một ngành với phần còn lại của nền kinh tế quyết định kết quả.
Ví dụ như ở Đức, giống như những nơi khác, ngành công nghiệp ô tô có mối quan hệ bổ sung với phần còn lại của nền kinh tế. Càng nhiều xe được tiêu thụ, nhu cầu động cơ, linh kiện đầu vào càng lớn.
Đấy là chưa kể đế việc ngành công nghiệp chỉ nhập khẩu 29% đầu vào, thấp hơn nhiều so với 76% trong dệt may. Đây là lý do tại sao các kế hoạch kích cầu các mặt hàng giá trị cao như ô tô sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế nhiều hơn. Trong thực tế, kích cầu ăn uống, mua sắm, dịch vụ sẽ gián tiếp làm giảm mua sắm siêu thị, nên không tác động đến tăng trưởng kinh tế quá nhiều.
Nguồn: Trí thức trẻ