Các động thái chính sách tiền tệ của các nền kinh tế lớn tiềm ẩn rủi ro có thể khiến lạm phát dai dẳng hơn, khiến ngay chính các nền kinh tế lớn và nhiều nền kinh tế khác, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển trở nên trì trệ, thậm chí rơi vào suy thoái. Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của S&P Global, khu vực sản xuất của các nền kinh tế lớn như Mỹ, khu vực EURO, Nhật Bản (trừ Trung Quốc) tiếp tục suy giảm, đơn hàng mới vẫn sụt giảm mạnh mẽ trong tháng 8 và tháng 9/2023 ở cả Mỹ, Eurozone và Anh. Khu vực dịch vụ, sau khoảng thời gian tăng trưởng ổn định sau đại dịch Covid-19 đã bắt đầu hồi phục thiếu ổn định hơn ở nhiều các nền kinh tế lớn, khiến sự hồi phục kinh tế toàn cầu mất đi sự hỗ trợ cần thiết.
Nền kinh tế Việt Nam đang hồi phục mạnh, có độ mở cao, phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, do đó rất nhạy cảm với những biến động ngày một khó lường trên thế giới. Thị trường tài chính Việt Nam cũng không tránh khỏi những tác động tiêu cực từ những diễn biến nói trên của thị trường thế giới, do đó cần có những ứng phó chính sách linh hoạt, hiệu quả. Trong nước, tình hình chung là các khu vực kinh tế đã có một số dấu hiệu khởi sắc nhưng để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng cả năm khoảng 6% sẽ có nhiều thách thức.
Thông tin chi tiết tình hình kinh tế, tài chính quý III và 9 tháng đầu năm trong file đính kèm QR3.2023.V2.
BBT