English

Những kết quả kinh tế – xã hội trong tháng 4 cho thấy những tín hiệu tích cực trong thời gian tới về sự bứt tốc của con tàu kinh tế Việt Nam. Có được những kết quả đó, trước tiên là nhờ sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thông qua điểm nhấn là phản ứng chính sách…

Liên hợp quốc nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2023 lên 2,3%, lạm phát toàn cầu dự kiến giảm từ 7,5% năm 2022 xuống còn 5,2%; Doanh số bán lẻ ở Mỹ tăng thấp hơn kỳ vọng; Lạm phát tháng 4/2023 ở khu vực EURO là 7% yoy; Trung Quốc: Doanh số bán lẻ và sản lượng công nghiệp tăng thấp hơn kỳ vọng; tín dụng ngân hàng mới thấp nhất 6 tháng qua; Nhật Bản: GDP quý I/2023 điều chỉnh lại tăng 1,6% yoy và 0,4% qoq; tháng 4/2023: xuất khẩu tăng thấp nhất, nhập khẩu giảm lần đầu tiên.

G7 tuyên bố tiếp tục tập trung chống lạm phát và đa dạng chuỗi cung ứng; Mỹ: Lạm phát tháng 4 tiếp tục giảm tốc, tâm lý tiêu dùng giảm xuống mức thấp nhất 6 tháng; Trung Quốc: Lạm phát thấp nhất 2 năm, thặng dư thương mại nới rộng; Tình hình sản xuất ASEAN cải thiện mạnh mẽ vào đầu quý 2;
Fed cần tăng lãi suất hơn nữa nếu lạm phát không giảm rõ rệt; BOE: Tăng lãi suất 12 lần liên tiếp lên 4,5%.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, trong bối cảnh lạm phát vẫn được kiểm soát trong mục tiêu Quốc hội giao và đang giảm dần qua các tháng, cần ưu tiên hơn cho tăng trưởng song vẫn nhất quán mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.

Triển vọng kinh tế toàn cầu: Tăng trưởng yếu và lạm phát cao ở châu Âu và Mỹ; Rủi ro có thêm tác động đến khu vực tài chính và suy yếu toàn cầu hóa;
UNCTAD nhận định tăng trưởng kinh tế giảm trên toàn cầu; Thị trường lao động Mỹ tiếp tục thắt chặt, thất nghiệp tiếp tục giảm; Thất nghiệp Khu vực EURO giảm, giá sản xuất giảm nhưng bán lẻ cũng giảm; Giá vàng trong tuần tăng 1,3%, giá dầu giảm 3 tuần liên tiếp; Giá lương thực tăng lần đầu tiên trong 1 năm; FED: Tăng lãi suất đúng như kỳ vọng nhưng có thể sắp kết thúc chu kỳ thắt chặt; ECB: Dấu hiệu giảm tốc thắt chặt tiền tệ;
Dự trữ vàng của các NHTW đang tăng lên.